Tổng quan về The Graph (GRT)
The Graph là gì?
Đầu tiên, ta cần trả lời được câu hỏi The Graph (GRT) là gì? Ngay bây giờ, Coinviet sẽ đồng hành với các bạn để tìm hiểu về dự án này. Đây là một giao thức cho phép lập ra chỉ mục (index) và truy vấn dữ liệu từ blockchain. The Graph cũng cho phép người dùng có thể truy cập để xây dựng và tạo ra các API (gọi là Subgraph). Subgraph có vai trò làm cho việc truy cập Data từ blockchain trở nên dễ dàng, nhanh chóng và bảo mật hơn.
Chính bởi tính năng tiện ích trên, The Graph hay được so sánh giống như Google trong Crypto, giúp người dùng truy vấn được thông tin giống như cách chúng ta thường làm ngoài đời thực.
Hiện tại, The Graph đã và đang hỗ trợ rất nhiều blockchain như Ethereum, Polkadot, Near, Fantom, Solana, Celo… và cả Layer 2 của Ethereum như Polygon, Arbitrum, Optimism…
Điểm nổi bật của The Graph (GRT)
The Graph tạo ra một giao thức cho phép người dùng có thể dễ dàng truy cập nhằm xây dựng các API (gọi là các Subgraph).
Dự án The Graph sẽ thu thập dữ liệu từ network blockchain và tái tổ chức theo một cấu trúc riêng biệt. Việc truy xuất dữ liệu này được thực hiện theo phương thức GraphQL, một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất đối với nhiều tên tuổi lớn trong ngành công như Facebook, Pinterest, Shopify…
Ngoài ra, The Graph có mục đích tạo ra nền tảng có nhiều Node, trong đó người sử dụng có thể đăng ký xây dựng The Graph Node, đồng thời giảm thời gian truy xuất dữ liệu và giúp cộng đồng dễ dàng hơn.
Các thành phần bên trong hệ sinh thái của The Graph:
- Indexers: Là các node operators trong mạng lưới The Graph. Indexer sẽ stake token GRT để cung cấp cho dịch vụ lập chỉ mục và xử lý truy vấn. Thành phần người dùng này sẽ được thưởng phí do người tiêu dùng trả (Query fees) và các phần thưởng lạm phát (Inflation reward).
- Curators: Là các nhà phát triển Subgraph (Subgraph developer), người tiêu dùng dữ liệu hoặc là những thành viên cộng đồng. Họ tổ chức dữ liệu và trình báo cho Indexers biết những API nào nên được lập chỉ mục bởi mạng lưới The Graph. Từ việc này, họ có thể nhận được token GRT.
- Delegators: Là các cá nhân có ý muốn góp phần cho tính bảo mật mạng lưới The Graph, nhưng lại không muốn hay không có khả năng để trở thành Curators hay Indexers. Họ có lựa chọn uỷ quyền token GRT của bản thân cho các Indexers để chia sẻ phần thưởng.
- Developers: Là thành phần người dùng cuối của GRT, sử dụng dịch vụ truy vấn dữ liệu do Indexers cung cấp, các chi phí này được chia theo tỷ lệ giữa các Indexers, Curators, Delegators.
Tính năng chính của The Graph (GRT)
- Đối với tâm lý của người dùng, họ hầu như không quan tâm nhiều đến việc các ứng dụng là phi tập trung (Decentralized app) hay ứng dụng tập trung (Centralized app). Điều họ thật sự quan tâm là ứng dụng nào hoạt động dễ dàng, nhanh và tiết kiệm chi phí.
- Nếu các ứng dụng không đáp ứng được điều này, chúng sẽ dần bị loại bỏ và thay thế bởi những ứng dụng khác hoạt động tốt hơn. Một trong những vấn đề chính là việc truy cập Data trực tiếp từ các blockchain.
- Các Data xuất ra từ blockchain hiếm khi được lưu trữ ở định dạng có thể được sử dụng trực tiếp trong các DApp. Nó cần phân loại, sắp xếp và xử lý lại để cho các DApp có thể xử lý dễ dàng và mượt mà hơn.
- Vậy nên, xét từ góc độ nguyên lý hoạt động của dự án, có thể nói Graph đã giải quyết được vấn đề rất lớn trong việc cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng DApp trên nền tảng Web 3.0 và The Graph có thể coi là một cổng vào Web3.
Lộ trình phát triển của dự án
Quá trình phát triển mạng lưới chính trên The Graph được tiến hành theo ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Khởi động
- The Graph Indexers sẽ nắm vai trò thiết yếu trong việc bắt đầu đồng bộ hoá các Subgraph mới và đề xuất các thông số phù hợp với nhu cầu.
- The Graph Foundation sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi Subgraph diễn ra suôn sẻ sang mạng phi tập trung (Decentralized network).
- Bắt đầu từ tháng 4, dự án này sẽ tiến hành thử nghiệm đầu tiên một subgraph đầu tiên trên mainnet chính thức của mình.
Giai đoạn 2: Sản xuất DApp
- Sau khi các Subgraph được đồng bộ hoá hoàn toàn, họ sẽ vận hành trên các DApp của đối tác ngay trên network, khi đó Indexers và Delegators sẽ nhận được một khoản query fee.
Giai đoạn 3: Quản lý trực tiếp
- Sau khi các đối tác đã hoạt động trên network, The Graph Foundation sẽ khởi chạy công khai ra cộng đồng, giúp cho các Developers dễ dàng tạo ra subgraph trên network đó và trả phí query fee. Gateway là một bộ sản phẩm sẽ được phát hành 30-60 ngày sau khi ra mắt giai đoạn 1
Hiện tại, The Graph đang trong giai đoạn 3 của lộ trình phát triển.
Đội ngũ phát triển của The Graph
Nhà sáng lập của The Graph bao gồm: Yaniv Tal (trưởng dự án), Brandon Ramirez (trướng nhóm nghiên cứu) và Jannis Pohlmann (trưởng nhóm công nghệ). Đây là những nhà sáng lập giàu kinh nghiệm và họ đã làm việc cùng nhau trong nhiều năm.
Đội ngũ của The Graph (Nguồn: The Graph)
Dựa trên nguồn cảm hứng dành cho API, họ đã tạo dựng dự án The Graph nhằm thiết lập các API bất biến, đồng thời mở đường cho chương trình truy cập dữ liệu, sử dụng ngôn ngữ truy vấn GraphQL.
Nhà đầu tư của dự án
Sau 8 đợt huy động vốn, The Graph đã huy động được 19.5 triệu đô la Mỹ từ 16 quỹ đầu tư để phát triển dự án. Đã có rất nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực đầu tư tiền mã hóa như Coinbase Venture, Multicoin Capital, Digital Currency Group, CoinFund, Framework Venture…điều đó cho thấy rằng các nhà đầu tư đều đặt kỳ vọng rất cao vào dự án.
Tháng 10/2020, The Graph cũng đã thu về 12 triệu đô la Mỹ từ vòng Public sale tương đương với 4% tổng số token của dự án.
Tổng quan về token của dự án The Graph (GRT)
Token GRT là gì?
GRT là native token của hệ sinh thái The Graph và được dùng mới nhiều mục đích khác nhau:
- Query fees: Phí do người tiêu dùng trả cho các indexers, Curators và Delegators, giống như phí chúng ta trả cho các dịch vụ đám mây.
- Inflation reward: Phần thưởng lạm phát sẽ được chia sẻ cho Indexers, Curators và Delegators dựa trên số token GRT mà họ stake.
- Protocol Sink & Burns: Một phần Query fees được đốt, dự kiến sẽ bắt đầu ở mức ~1% tổng phí truy vấn giao thức và có thể thay đổi tỉ lệ trong tương lai.
Các thông số chính của GRT:
- Mã token: GRT
- Mạng lưới: Ethereum
- Hợp đồng thông minh: 0xc944e90c64b2c07662a292be6244bdf05cda44a7
- Loại token: Utility token (token tiện ích)
- Tiêu chuẩn Token: ERC-20
- Tổng nguồn cung: Không cố định
- Lưu hành hiện tại: 4.715.735.200 GRT
- Tổng nguồn cung ban đầu: 10.000.000.000 GRT với lạm phát mỗi năm khoảng 3%.
Phân bổ GRT Token
- Cộng đồng: 35%
- Team phát triển và cố vấn của dự án: 23%
- Các nhà đầu tư dự án sớm nhất: 17%
- Các nhà đầu tư dự án: 17%.
- Edge & Node: 8%
Vào 22/10/2020, The Graph đã bán 400.000.000 GRT với giá 0,03 đô la Mỹ
Mua token của GRT ở đâu?
Bạn có thể mua token GRT được trên các sàn Binance, Houbi, Coinbase Exchange, Gate, FTX US…
Ví lưu trữ token GRT
GRT là token ERC-20 nên bạn có thể lưu trữ trên các ví có hỗ trợ tiêu chuẩn nảy như Metamask, Jaxx, Trust Wallet hoặc Myetherwallet.
Có nên đầu tư vào Token GRT không?
The Graph hiện cung cấp dịch vụ cho các nhà phát triển giúp xây dựng ứng dụng của họ nhanh hơn và dễ dàng hơn mà không cần cơ sở dữ liệu riêng biệt. Đồng thời, dự án đang mở rộng phạm vi hoạt động để tạo ra một mạng lưới Internet cởi mở hơn. Dự án (GRT) cũng dành cho bất kỳ ai muốn đóng góp cho network. Tính đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều dự án đang triển khai theo mô hình giao thức blockchain, nhưng The Graph (GRT) là dự án đầu tiên có sản phẩm hoạt động, có ứng dụng thực tế và được nhiều tổ chức lớn hỗ trợ. Đây có thể nói là một dự án đáng để các nhà đầu tư quan tâm.
Tổng kết
Trên đây là tất cả các chia sẻ về dự án The Graph (GRT). Coinviet mong rằng bài viết này đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết hỗ trợ các bạn đưa những quyết định đúng đắn trên con đường đầu tư của mình.