Sau năm 2023 tương đối khiêm tốn, thị trường DeFi hồi sinh đáng chú ý trong nửa đầu năm 2024.
Tính đến ngày 16/8, tổng giá trị bị khóa (TVL) trong hệ sinh thái là 84,02 tỷ đô la, tăng từ 54,4 tỷ đô la vào đầu năm – thể hiện mức tăng trưởng mạnh mẽ 51,9%.
Nguồn: DefiLlama
Một trong những động lực chính thúc đẩy gia tăng đáng kể là các công cụ phái sinh on-chain ngày càng được chấp nhận nhiều hơn. Trên thực tế, kể từ đầu năm, khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của các công cụ phái sinh tiền điện tử tăng vọt từ 1,8 tỷ đô la vào năm 2023 lên 5 tỷ đô la.
Hoạt động phái sinh on-chain trong nửa đầu năm 2024 | Nguồn: Binance Research
Ran Hammer, phó chủ tịch phát triển kinh doanh của blockchain layer 3 Orbs được thiết kế để giao dịch on-chain cho rằng sự tăng trưởng này là do một số yếu tố.
Theo anh, thị trường bò gần đây, những cải tiến lớn về giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX), cũng như độ trễ thấp hơn và các công cụ theo dõi tốt hơn để sao chép giao dịch và giám sát ví đã giúp tạo ra một môi trường lý tưởng cho giao dịch đòn bẩy.
Nửa đầu năm không chỉ chứng kiến khối lượng tăng lên mà còn mang đến những cải tiến mới, chẳng hạn như dịch vụ tiền điện tử pre-market, cho phép các nhà đầu tư giao dịch token trước khi chúng được ra mắt chính thức hoặc phát hành công khai.
Gia tăng cạnh tranh thúc đẩy thị trường phái sinh
Tốc độ tăng trưởng của các công cụ phái sinh on-chain trong năm nay dường như đã được thúc đẩy bởi tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt từ những người mới tham gia thị trường cũng như sự hồi sinh khối lượng của những người chơi có danh tiếng.
Các nền tảng phái sinh theo tỷ lệ phần trăm khối lượng thị phần | Nguồn: Binance Research
Tuy dYdX là nền tảng dẫn đầu thị trường rõ ràng trong nửa đầu năm 2024, họ vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các giao thức mới nổi như SynFutures, Hyperliquid và RabbitX.
Ba dự án này được hưởng lợi từ việc không có token gốc, cho phép team nhà phát triển tương ứng của họ chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm và thu hút người dùng thay vì quản lý các cấu trúc token phức tạp.
Hyperliquid – sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hợp đồng tương lai vĩnh viễn dựa trên sổ lệnh layer 1 – hoạt động đặc biệt tốt. Khối lượng giao dịch hàng ngày của nền tảng này thường xuyên vượt 1 tỷ đô la, làm lu mờ dYdX, theo DefiLlama.
Lợi thế cạnh tranh của họ dường như nằm ở khả năng phù hợp với hiệu suất của các sàn giao dịch tập trung (CEX) với mức phí cạnh tranh trong khi vẫn duy trì hoạt động hoàn toàn on-chain.
Tương tự, SynFutures nổi lên là DEX vĩnh viễn có hiệu suất cao thứ hai trong quý 2/2024, đạt khối lượng giao dịch tích lũy hơn 98 tỷ đô la.
Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của nền tảng là sử dụng Oyster AMM, khác với các mô hình tạo lập thị trường tự động (AMM) truyền thống bằng cách tích hợp các khía cạnh của sổ lệnh on-chain. Thiết lập kết hợp này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thanh khoản, giải quyết một số hạn chế của AMM thông thường.
Hơn nữa, sự phát triển của các dự án phái sinh blue-chip như Jupiter trên các blockchain không tương thích Ethereum Virtual Machine (EVM) cũng đánh dấu một cột mốc mới cho lĩnh vực phái sinh.
Ngoài ra, với sự xuất hiện của các chiến dịch airdrop đã thu hút được sự chú ý và thanh khoản đáng kể, một loại thị trường mới dường như đang nhanh chóng nổi lên – các sản phẩm hợp đồng tương lai vĩnh viễn cho token chưa niêm yết.
Mặc dù không gian này vẫn còn khá non trẻ nhưng nó cho thấy nhiều hứa hẹn như một thước đo tiềm năng cho phản ứng ban đầu của thị trường và tâm lý nhà đầu tư.
Tác động của tổ chức đối với lĩnh vực này ngày càng tăng
Các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ đều có tác động đến sự phát triển của các công cụ phái sinh on-chain.
Rachel Lin, CEO và đồng sáng lập của sàn giao dịch phái sinh phi tập trung SynFutures, cho rằng:
“Sự thay đổi trong tư duy của tổ chức đối với các công cụ phái sinh on-chain là rất đáng chú ý trong vài năm qua, mặc dù nó vẫn thiên về các tổ chức có nguồn gốc từ tiền điện tử”.
Lin cho rằng sự thay đổi này là do ba yếu tố chính. Đầu tiên, cô nhấn mạnh tài chính truyền thống và sự chấp nhận ngày càng tăng của chính phủ đối với tiền điện tử.
Báo cáo của Moody’s từ quý 1/2024 ghi nhận việc phát hành quỹ token hóa được chính phủ hậu thuẫn trên các blockchain công khai đã tăng lên hơn 800 triệu đô la vào năm 2023, từ mức khoảng 100 triệu đô la vào đầu năm.
Lin cũng cho rằng ngày càng có nhiều tổ chức lớn tin tưởng vào stablecoin. Vì các công cụ phái sinh on-chain thường dựa vào stablecoin làm tài sản báo giá, trader tổ chức cần tin tưởng vào việc stablecoin không bị mất chốt để tham gia vào thị trường phái sinh DeFi, đồng thời nói thêm:
“Hiện tại, các giao dịch trị giá khoảng 1,4 nghìn tỷ đô la diễn ra hàng tháng thông qua stablecoin và hầu hết tổ chức lớn hiện đều cảm thấy thoải mái khi sử dụng chúng như một phần trong giao dịch DeFi”.
Lin cho biết những nỗ lực tiếp cận tích cực từ ngành công nghiệp phái sinh DeFi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các tổ chức tham gia vào không gian này.
Các công cụ phái sinh on–chain vẫn phải đối mặt với một số thách thức
Bất chấp sự tăng trưởng và tiến bộ nói trên của thị trường phái sinh tiền điện tử, một số điểm nghẽn vẫn tiếp tục hạn chế không gian.
Yongjin Kim, CEO của nền tảng phái sinh tiền điện tử Flipster, nói rằng các DEX vẫn còn một số điểm kém hiệu quả khi so sánh với các đối tác tập trung:
“Sàn giao dịch tập trung mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn với tốc độ thực thi nhanh hơn và độ trượt giá thấp hơn. Thanh khoản cũng vẫn tập trung trên các sàn giao dịch tập trung, khiến trader gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch lớn trên các sàn giao dịch phi tập trung”.
Lin cũng có quan điểm tương tự, lưu ý đến vấn đề dai dẳng về vốn và tính kém hiệu quả của thanh khoản trong DeFi, điều này thường hạn chế tính hiệu quả và sự hấp dẫn của các sản phẩm phái sinh phi tập trung so với các sản phẩm tập trung.
Cô nói thêm:
“AMM mặc dù đổi mới nhưng phải vật lộn với các vấn đề như trượt giá, tổn thất tạm thời và kém hiệu quả về vốn, khiến DeFi khó có thể sánh được với trải nghiệm giao dịch và độ sâu thanh khoản trên các sàn giao dịch tập trung (CeFi)”.
Phí gas cao và những hạn chế về khả năng mở rộng đã hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận và sử dụng của nền tảng DeFi, đặc biệt là trong thời gian tắc nghẽn mạng – do đó ngăn cản cả người dùng bán lẻ và tổ chức, đồng thời có khả năng làm chậm quá trình chấp nhận.
Lin tin rằng sự xuất hiện của AMM (có khả năng tích hợp các mô hình sổ lệnh vào các cấu trúc hiện có) sẽ giúp giảm bớt nhiều vấn đề đã nói ở trên.
“Sổ lệnh nổi tiếng với việc cung cấp thanh khoản sâu và giá cả chính xác, điều này rất quan trọng đối với các chiến lược giao dịch phức tạp, trong khi AMM vượt trội trong việc cung cấp giao dịch phi tập trung, không cần cấp phép. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn làm cho các sản phẩm phái sinh DeFi trở nên cạnh tranh hơn bằng cách giảm độ trượt giá và cải thiện khả năng khám phá giá”.
Dòng vốn đổ vào các phân ngành DeFi trong nửa đầu năm 2024 | Nguồn: Binance Research
Khi thị trường phái sinh DeFi trưởng thành và phát triển, nó sẵn sàng cho sự tăng trưởng và đổi mới hơn nữa. Việc tổ chức chấp nhận ngày càng nhiều, cùng với những tiến bộ công nghệ đang diễn ra cho thấy các công cụ phái sinh on-chain có thể đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hệ sinh thái tài chính rộng lớn hơn.
Theo Coinviet tổng hợp
Cùng theo dõi Coinviet.net và xem thêm những tin tức hữu ích khác tại Dexnew.io nhé!