Web 1.0 là gì?
Web 1.0 ra đời vào những năm 90 của thế kỷ 20. Web 1.0 đã tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận các thông tin một cách dễ hơn. Tuy nhiên, về căn bản loại web này chỉ là những dòng Text (chữ) có thể được gắn thêm các đường link đến bài viết khác.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, thì Web 1.0 là một tập hợp những trang web tĩnh, chỉ cho phép người dùng tìm kiếm và đọc thông tin.Người dùng sẽ chỉ có thể tiếp nhận thông tin mà không thể tương tác với nội dung mình đọc. Ngoài ra, việc sáng tạo thêm các nội dung để đăng lên web cũng rất bị hạn chế vào thời điểm đó.
Web 2.0 là gì?
Web 2.0 là nơi cho phép người dùng không chỉ tìm kiếm và đọc thông tin mà họ còn có thể tương tác, chuyển giao thông tin. Các nền tảng như Youtube, Facebook, Wikipedia,.. phát triển mạnh, nhờ đó con người có thể tương tác với nội dung mình đọc. Ngoài ra, họ còn có thể sáng tạo nội dung riêng và chia sẻ chúng một cách công khai.
Tuy nhiên, càng về sau thì quyền lực càng được tập trung vào một số ông lớn. Web2.0 đang dần đi chệch hướng so với mục đích ban đầu của chúng. Các nền tảng lớn về công nghệ ngang nhiên khai thác thông tin cá nhân của người dùng để kiếm lợi cho bản thân.
Để sử dụng một dịch vụ của các nền tảng ở Web 2.0 ta thường phải cung cấp một lượng thông tin và đó đôi khi là rào cản với những người muốn tiếp cận hoặc sử dụng các tính năng bên trong. Những nội dung riêng, thông tin được người dùng sáng tạo ra nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ khi chúng có thể dễ dàng bị xóa hoặc tài khoản đó bị khoá bởi những chủ của nền tảng.
Web 3.0 là gì?
Web 3.0 là phiên bản ra đời để nhằm đến việc giải quyết các vấn đề của Web 2.0. Với Web 3.0, người dùng sẽ nắm quyền trong tay mình, hay nói cách khác bản thân người dùng, họ chính là người sở hữu cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai. Việc không còn những hạn chế của Web 2.0 cũng là cơ sở để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều về yếu tố về lòng tin.
Những thứ Web 3.0 hướng tới
- Mọi thứ đều minh bạch
- Ai cũng có thể tham gia
- Hạn chế tối đa những yếu tố liên quan đến sự tin tưởng, lòng tin
- Người dùng có toàn quyền với thông tin và tài sản của mình
- Không bị kiểm soát bởi một bên tổ chức tập trung nào
- Những tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
- Người dùng không cần cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, giao dịch của người dùng.
Nhìn vào các đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tương sự tương đồng giữa những thứ mà Blockchain và Web3 mang lại. Blockchain là một phần không thể thiếu trong sự hình thành và ra đời của Web 3.0. Có thể nói nhờ blockchain mà có Web3 và ngược lại nhờ Web 3.0 mà Blockchain có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong tương lai, Web 3.0 sẽ có tác động thay đổi nhân loại như Web 2.0 đã từng và thậm chí còn hơn.
Tiềm năng của Web 3.0
Những đột phá của Web 3.0 đã và đang mở ra những mô hình kinh doanh và ngành nghề mà trước đây ta khó có thể tưởng tượng tới. Tận dụng tối đa được hết sức mạnh của Blockchain. Việc áp dụng công nghệ blockchain để đem tất cả lên On-chain đã tạo ra những trải nghiệm và những sản phẩm thực sự tuyệt vời. Chính nhờ DeFi, ta có thể gửi tiết kiệm như trong ngân hàng mà trong khi lãi suất tốt hơn, đi vay mà không cần nhìn mặt, có thể tối ưu lợi nhuận bằng cách staking, xoay vòng vốn, hoặc farming,…
Ưu điểm của Web 3.0
- Sự phi tập trung và không cần trung gian
- Đáng tin cậy
- Người dùng tự quản lý các thông tin và dữ liệu, không ai có thể xâm nhập và ăn trộm thông tin.
- Phân tán và mạnh mẽ hơn web 2.0
- Trạng thái của dữ liệu: chúng sẽ tồn tại chừng nào Internet trên thế giới này còn hoạt động, không ai có quyền sửa đổi hay xóa bỏ
Hạn chế của Web 3.0
Tuy có một tiềm năng rất to lớn nhưng phải thừa nhận rằng Web 3.0 vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai với nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục như:
- Giữa Web 2.0 và Web 3.0 vẫn đang còn một khoảng cách lớn nếu xét về tính mở rộng và tốc độ xử lý
- Dữ liệu rác sẽ rất lớn: vì các dữ liệu trên web3 được đưa lên một cách ồ ạt và đôi khi có những thông tin ít hoặc không có giá trị hoặc những tin rác cũng sẽ được lưu trữ.
- Trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt vì những kiến thức rất mới
- Tính tiếp cận đến với người dùng còn thấp so với các các ứng dụng phổ biến và quen thuộc như của Web 2.0
- Các vấn đề về pháp lý
Các mảnh ghép quan trọng về Blockchain trong Web 3.0
- Hạ tầng: đây được coi là nhóm sản phẩm được đầu tư lớn, bài bản và nhu cầu luôn rất ổn định. Bởi hầu hết các sản phẩm đều phải xây dựng trên nền tảng của họ (Blockchain nền tảng, Oracle, lưu trữ phi tập trung, truy vấn dữ liệu, Host Server,…)
- DeFi: Đây là nhóm sẽ thiên về mảng tài chính, giúp luân chuyển giá trị trong hệ thống Web3.0
- Ứng dụng trong đời sống: Đây là lớp sát với user nhất và mục đích của nó là đem Web 3.0 đến gần nhất với người dùng.
Xu thế Web 3.0
Mọi người thường nghe nhiều đến từ khóa Web 3.0 trên các mạng xã hội hay trong các hội nhóm bàn tán về nó. Web 3.0 dần trở thành một khái niệm mới, tiềm năng và có thể ngay lập tức đầu tư để không bị mất cơ hội trong tương lai.
Về cơ bản, các bạn tham gia sử dụng các Dapp, các blockchain là đã tham gia vào mạng lưới Web 3.0 rồi. Các sản phẩm mới thường lấy từ khóa “Web 3.0” để làm cho dự án của mình thêm sự cuốn hút, tuy nhiên anh em cần tỉnh táo để tránh đầu tư một cách mù quáng và theo tầm nhìn vĩ mô “ảo” của người khác.
Web 3.0 vẫn đang là một chủ đề rất rộng, chúng ta cần phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ về web 3.0.
Lời kết
Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đã nắm rõ những điều bạn cần biết về Web 3.0 cũng như những nhược điểm và ưu điểm của loại web này. Chúc các bạn thành công.