Trending

Dự án Celer Network là gì?

Tuy đã có những bước phát triển đầy ấn tượng trong thời gian gần đây, công nghệ blockchain vẫn còn tồn đọng vô số những thách thức, khó khăn chưa thể phá bỏ. Một trong số đó là khả năng mở rộng quy mô của những dự án. Và rồi, thách thức này đã có lời giải sau khi dự án Celer Network được ra đời, nó đã cung cấp một giải pháp đó chính là bộ công cụ mở rộng quy mô layer-2 có thể cải thiện tính hiệu quả của các mạng blockchain trong thời điểm hiện tại.

Đặc điểm nổi bật của dự án

Dự án này mang đến công nghệ giúp cho người dùng có thể thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) một cách nhanh chóng, dễ dàng và có khả năng bảo mật ở mức độ cao. Đặc biệt, hệ thống còn có thể dễ dàng được tích hợp vào blockchain hiện tại hoặc tương lai nhằm mang lại thông lượng và quyền riêng tư cao hơn.

Các sản phẩm của dự án Celer Network

cBridge

Đây là một hệ thống mạng đa chuỗi, giúp người dùng có thể dễ dàng giao dịch tiền mã hóa với một mức chi phí phải chăng và các giải pháp layer-2 mà không cần sử dụng Ethereum (hoặc bất kỳ chuỗi layer-1 nào khác) để làm layer cơ sở. Ngoài ra, công nghệ cBridge này còn được sử dụng với mục đích kết nối mạng kênh trạng thái của Celer với những mạng khác, đồng thời đem đến khả năng chuyển đổi không giới hạn giá trị cho người dùng.

Layer2.finance

Đầy là một ứng dụng mới được xuất hiện trên thị trường của Celer, tuy vậy nhưng đã có những bước tiến đáng kể. Layer2.finance sử dụng công nghệ Optimistic Rollups để cho phép người dùng có thể truy cập hiệu quả vào lĩnh vực DeFi của Ethereum. Nhờ việc thông qua ứng dụng Layer2.finance, người dùng có thể di chuyển tài sản của mình đến nhiều giao thức DeFi phổ biến khác có thể kể đến như Compound và Aave, để tối đa hóa lợi nhuận và được hưởng cước phí giao dịch hợp lý.

CelerX

Sản phẩm tiếp theo trong danh sách là một cái tên đầu tiên của mạng lưới Celer. Nhờ việc thể thao điện tử (e-sports) khá phát triển trong khoảng thời gian gần đây, dự án Celer Network đã phát triển ứng dụng di động với cơ chế thưởng tiền mã hóa cho người chơi. Ứng dụng này được tích hợp với game, mang đến cho nhà phát triển một cách thức mới giúp cho những nhà đầu tư có thể kiếm tiền mã hóa theo một phương thức thú vị.

Những tính năng đáng chú ý của dự án Celer Network

  • Phí cần chi trả để có thể thực hiện được các giao dịch hợp đồng thông minh off-chain hoàn toàn miễn phí.
  • Độ trễ trong các giao dịch giảm 10000 lần, ngoài ra phí giao dịch các khoản thanh toán nhỏ trên Ethereum được giảm lên đến 100 lần.
  • Mỗi khi có người mới tham gia vào mạng lưới Celer, nó có thể mở rộng theo chiều ngang.
  • Mang lại khả năng tương tác ấn tượng khi có thể hỗ trợ Ethereum, DFINIITY và tất cả các blockchain có tương thích EVM.

Lộ trình phát triển của dự án

Q1 2019​

  • cChannel: cải thiện và nâng cấp các kênh trạng thái tổng quát nhằm hỗ trợ nhiều trường hợp cần thiết.
  • cRoute: có những bước phát triển ban đầu và được đưa vào thử nghiệm.
  • cOS: cho ra mắt SDK public phiên bản 2.0, chú trọng vào các nền tảng di động và trang web
  • cEconomy: kiểm tra tính bảo mật PoLC và LiBA, bắt đầu quá trình thử nghiệm mạng SGN alpha
  • Cộng đồng: cho lên các Apps từ bên thứ 3

Q2 2019​

  • cChannel: Từng bước ra mắt Ethereum mainnet và tiếp tục mở rộng quy mô g và tích hợp thêm blockchain
  • cRoute: đưa vào thử nghiệm và triển khai các bước đầu tiên..
  • cOS: phát hành SDK public v3.0
  • cEconomy:chính thức trình làng PoLC
  • Cộng đồng: bắt đầu cho lên các nhà cung cấp dịch vụ off-chain

Q3 2019

  • cChannel: tương thích kết hợp cross-chain một cách hoàn thiện.
  • cRoute: đánh giá sản phẩm và tối ưu
  • cEconomy: ra mắt mạng chính thức SGN và LiBA
  • cOS: cho ra mắt SDK public phiên bản 4.0 giúp gia tăng UX cho các ứng dụng thực tế.
  • Cộng đồng: tiếp tục cải thiện chất lượng của các ứng ụng Celer trong hệ sinh thái với mục đích thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng ứng dụng.

Nhóm phát triển và cố vấn của Celer Network

Để có được một dự án thành công thì luôn cần có một đội ngũ phát triển có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng và thực lực để xây dựng dự án. Những cái tên nằm trong đội ngũ phát triển của Celer Network đều có những dấu ấn đáng chú ý trong lĩnh vực của họ, điển hình như:

Để có được một dự án thành công thì luôn cần có một đội ngũ phát triển có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng và thực lực để xây dựng dự án. Những cái tên nằm trong đội ngũ phát triển của Celer Network đều có những dấu ấn đáng chú ý trong lĩnh vực của họ, điển hình như:

  • Junda Liu – Co-founder: ông là tiến sĩ của trường đại học Berkeley (Mỹ). Ông mang trong mình 7 năm kinh nghiệm làm việc tại Google, với dự án xây dựng cấu trúc mạng lưới trung tâm dữ liệu.
  • Xiaozhou Li – Co-founder: Xiaozhou Li là tiến sĩ từ đại học Princeton (Mỹ). Trước đây, ông có kinh nghiệm việc tại Barefoot Networks – một công ty startup trong lĩnh vực thiết kế mạng và khả năng lập trình nhanh nhất thế giới. Đồng thời, Xiaozhou Li cũng từng là trợ lý nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, Intel, Microsoft và Đại học Princeton.
  • Qingkao Liang – Co-founder: Qingkao Liang là tiến sĩ từ đại học MIT (Mỹ). Trước khi tham gia vào Celer, ông là trợ lý nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm MIT trong hơn 4 năm và đồng thời là thực tập sinh nắm nhiệm vụ nghiên cứu tại các doanh nghiệp lớn như Bell Labs và Google.

Đội ngũ cố vấn của dự án cũng là những cái tên đáng được chú ý khi mang trong mình kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tích lũy được trong các doanh nghiệp và tổ chức có quy mô và sức ảnh hưởng lớn trên thế giới, cụ thể như:

  • Christos Kozyrakis – Cố vấn kỹ thuật: Ông là giáo sư Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính làm việc tại Đại học Stanford, ngoài ra ông cũng là thành viên của tổ chức ACM và IEEE.
  • Alan Mishchenko – Cố vấn kỹ thuật: Ông từng là nhà khoa học nghiên cứu tại UC Berkeley từ năm 2002.
  • Shoucheng Zhang – Cố vấn: Ông là giáo sư Vật lý tại Đại học Stanford, đồng thời cũng thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học, Nghệ thuật Hoa Kỳ và Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Tổng quan về token CELR

Token CELR là gì?

CELR là token gốc theo tiêu chuẩn ERC-20. Là đơn vị trao đổi, giao dịch và thanh toán trong hệ sinh thái của Celer Network.

Những mục đích sử dụng của CELR bao gồm:

  • Được sử dụng là phương tiện thanh toán, trao đổi, giao dịch và trả phí cho các giao dịch trên hệ thống của dự án.
  • Dùng để tham gia vào quá trình khai thác ảo với mục đích tạo ra sự thanh khoản.
  • Sử dụng để làm phần thưởng cho các PoLC và những nhà đầu tư sử dụng ứng dụng CelerX.
  • Đóng vai trò làm nhiệm vụ duy trì hoạt động và đảm bảo tính bảo mật, an toàn của hệ thống.

Thông tin của token CELR

  •   Tên token: Celr token
  •   Kí hiệu: CELR
  • Loại token: Utility Token
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20
  • Tổng cung: 10.000.000.000 CELR
  • Cung lưu thông: 5.645.454.935 CELR
  • Tổng cung tối đa: 10.000.000.000 CELR

Tỷ lệ phân bố của token CELR

  • Seed round: 11,6%
  • Private round: 15,1%
  • Launchpad: 6%
  • Đội ngũ phát triển: 18,4%
  • Cố vấn dự án: 1,7%
  • Foundation: 17,1%
  • Marketing và Hệ sinh thái: 5,0%
  • Phần thường Mining: 25,1%

Mua token CELR ở đâu?

Hiện nay, đồng tiền mã hóa CELR đã được lưu hành trên sàn giao dịch Attlas Exchange.

Nhà đầu tư có thể mua CELR bằng VNDC hoặc USDT một cách dễ dàng, an toàn trên Attlas Exchange.

Nơi lưu trữ token CELR

Đối với những nhà đầu tư tham gia vào hệ thống blockchain thì điều cần quan tâm chính là nơi có thể lưu trữ những đồng tiền mã hóa của mình một cách thật an toàn, tiện lợi. CELR là một token mang tiêu chuẩn ERC-20 cho nên nó hoàn toàn có thể lưu trữ ở các ví hỗ trợ loại token này, ví dụ như: MyEtherWallet, Metamask hay ImToken. Ngoài ra, các ví như Trezor, Ledger Nano… cũng là những sự lựa chọn đáng được xem xét.

Có nên đầu tư vào token CELR của dự án Celer Network không?

Đây là câu hỏi phổ biến trên các diễn đàn, cộng đồng đầu tư vào tiền mã hóa, được rất nhiều người quan tâm. Vậy cần làm gì để có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất khi muốn đầu tư vào token CELR này.

Trước hết, các nhà đầu tư cần phải biết được những thông tin cơ bản nhất về dự án này, cần đảm bảo độ chính xác của những thông tin mình tìm hiểu.

Tiếp theo, cần xem xét kỹ về công nghệ, tính ứng dụng và những mục tiêu phát triển trong tương lai của dự án cùng với các sản phẩm và thay đổi trong tương lai gần để có được những lựa chọn tốt nhất.

Bên cạnh đó, cũng không nên quên việc tìm hiểu kỹ càng về nhà đầu tư, nhà phát triển hay những đối tác tiềm năng của dự án này.

Tuy nhiên, những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra, mặc dù có những dự án vô cùng tiềm năng, hứa hẹn những bước tiến vượt bậc nhưng vẫn bị thất bại. Vì vậy, các nhà đầu tư cần cân nhắc và quyết định thật tỉnh táo. 

Tổng kết

Trên đây là những thông tin quan trọng, ngắn gọn nhất mà các nhà đầu tư nên biết về dự án Celer Network và token CELR của dự án này. Chúc bạn đầu tư thành công.

bài viết liên quan