Creative Commons là gì?
Creative Commons (CC) là một loại giấy phép mà bạn sẽ cấp quyền sử dụng tác phẩm của mình cho bất kỳ ai, theo một yêu cầu nhất định tuỳ vào loại giấy phép bạn cấp cho họ. Ở mức thấp nhất, giấy phép CC cho phép người khác phân phối bản sao tác phẩm của bạn mà không cần sửa đổi, và sử dụng nó cho các mục đích phi thương mại trên toàn thế giới.
Giấy phép Creative Commons được tạo như nào?
Khi bạn kết hợp một số điều kiện trong những điều kiện sau, thì sẽ tạo nên một giấy phép CC:
- Ghi công (Quyền tác giả): tức là ai cũng có thể sử dụng tác phẩm của bạn nhưng phải ghi công là cho bạn, ghi nhận sự đóng góp của bạn cho sản phẩm của họ.
- Không có tác phẩm phái sinh: tức là người sử dụng sẽ không được chỉnh sửa, thay đổi tác phẩm khi sử dụng, phải sử dụng đúng bản gốc mà được cấp phép.
- Phi thương mại: tức bạn sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích phi thương mại, chứ không được sử dụng với mục đích khác.
- Chia sẻ – Alike: tức là người dùng có thể làm điều gì đó với tác phẩm được cấp phép, nhưng các tác phẩm phái sinh (sau khi thay đổi) phải được phát hành cùng một loại giấy phép.
Các loại giấy phép Creative Commons
Miền công cộng (CC0)
Giấy phép Miền công cộng hay còn gọi tắt CC0 có nghĩa là tác phẩm sẽ được phát hành tự do cho mọi người làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ không cần ghi công của người sáng tạo, họ có thể sử dụng tác phẩm cho mục đích thương mại, cũng như tạo ra các tác phẩm phái sinh mà không lo ngại khiếu nại.
Ghi nhận quyền tác giả (CC BY)
Giấy phép CC BY yêu cầu chủ sở hữu bản quyền ban đầu phải được ghi công sáng tạo, còn nếu không có giấy phép này thì tác phẩm cho phép mọi người sử dụng. Dù là sử dụng nó cho mục đích thương mại hay tạo ra sản phẩm phái sinh từ nó.
Ghi nhận quyền tác giả và Chia sẻ tương tự (CC BY-SA)
Giấy phép này khi xuất hiện sẽ yêu cầu chủ sở hữu bản quyền gốc phải được ghi nhận và mọi tác phẩm phái sinh khi phát hành phải tuân thủ theo giấy phép CC BY-SA. Còn không thì bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi hoặc sử dụng tác phẩm cho mục đích thương mại.
Ghi nhận quyền tác giả và phi thương mại (CC BY-NC)
Giấy phép này sẽ yêu cầu chủ sở hữu bản quyền gốc phải được ghi nhận và tác phẩm chỉ được sử dụng cho mục đích phi thương mại. Sản phẩm có thể được sửa đổi theo bất cứ ý của người dùng.
Ghi nhận quyền tác giả và Không có phái sinh (CC BY-ND)
Khi xuất hiện giấy phép này, yêu cầu chủ sở hữu bản quyền gốc phải được ghi nhận và tác phẩm cấm bị chỉnh sửa. Nó có thể được sử dụng cho mục đích thương mại miễn là nó đáp ứng đủ yêu cầu trên.
Ghi nhận quyền tác giả, Phi thương mại và Chia sẻ (CC BY-NC-SA)
Giấy phép này sẽ yêu cầu chủ sở hữu bản quyền gốc phải được ghi nhận và tác phẩm không được sử dụng cho mục đích thương mại. Mặc dù người sử dụng được phép tuỳ ý sửa đổi, nhưng bất kỳ tác phẩm phái sinh nào khi phát hành phải tuân theo giấy phép CC BY-NC-SA.
Ghi nhận quyền tác giả, phi thương mại và không phái sinh (CC BY-NC-ND)
Giấy phép này sẽ yêu cầu chủ sở hữu bản quyền ban đầu phải được ghi nhận, kèm theo đó là tác phẩm không được sử dụng cho mục đích thương mại và cũng không được sửa đổi.
Creative Commons và xu hướng NFT trong tương lai
Trong khoảng thời gian gần đây, các dự án NFT đang có xu hướng “CC0” hóa hay hiểu dễ hơn là từ bỏ quyền tác giả. Khởi đầu từ Nouns DAO, rồi đến Blitmap, CrypToadz, và mới nhất là dự án đình đám hồi đầu năm, Moonbirds.
Điều này khiến một số nhà sưu tập cảm thấy các dự án này đang đi ngược lại với lý do tồn tại của NFT từ trước tới giờ – một phiên bản độc nhất vô nhị của một sự vật được số hóa trên blockchain. Không những thế, “bản quyền” là một trong những điểm đặc biệt luôn được nhấn mạnh khi nhắc về NFT. Giờ đây, điều đó lại bị từ bỏ một cách có chủ đích.
Nhưng phải nhìn nhận một cách công tâm thì bản quyền NFT thực ra không quan trọng đến thế. Một trong các dự án kết hợp đang gây bão gần đây là NFTiffs, đã có gần một nửa số NFT được rao bán trên sàn chỉ sau vài ngày được mở bán. 90% NFT trong bộ sưu tập này, chủ sở hữu nắm giữ khoảng 7 ngày, và số còn lại được nắm giữ chỉ chưa đầy một ngày.
Thứ tài sản giá trị nhất của một dự án NFT không nằm ở bản quyền mà là ở danh tiếng và thương hiệu của chúng. Với CC0, cộng đồng sẽ có quyền tạo ra nhiều tác phẩm phái sinh sáng tạo mà không phải đối mặt với các rủi ro pháp lý nào, và đó chính là con đường để các dự án NFT tồn tại ngay cả trong cuộc sống con người. Một cách tạo thêm danh tiếng cũng như độ phủ cho những NFT đó.
Hơn nữa, nếu CC0 trở thành xu hướng mới của thị trường NFT, thì các bộ sưu tập NFT sẽ càng có nhiều cơ hội “sống sót” hơn khi qua bàn tay và sự sáng tạo của cộng đồng.
Mặt trái của CC0 có lẽ nằm ở việc sẽ không kiểm soát được sự sáng tạo, có thể sẽ đi chệch theo hướng xấu. Những tác phẩm biến tấu không tồn tại trong lòng người hâm mộ như những điều đẹp đẽ và hài hước nó vốn có, mà thay vào đó là cái nhìn căm ghét từ những tác phẩm đồi trụy và bạo lực? Liệu những điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến đội ngũ phát triển cũng như giá trị của các bản gốc?
Lời kết
CC0 là một xu hướng mới, non trẻ và cần thêm thời gian để kiểm chứng trong thế giới NFT rộng lớn. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ về khái niệm Creative Commons cũng như phiên bản CC0 của nó. Chúc các bạn đầu tư thành công