Trending

Phí giao dịch blockchain là gì?

Khi Blockchain được sử dụng thì phí giao dịch blockchain chính là số tiền mà mỗi giao dịch phải trả cho một lần thực hiện giao dịch. Thông thường phí sẽ được thu bằng native token của dự án mà bạn giao dịch. Giao động về chi phí giao dịch phải trả có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào hoạt động của mạng.

Ngoài ra, các tác nhân thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến phí giao dịch mà bạn cần trả. Mặc dù chi phí giao dịch cao có thể cản trở việc phổ biến của blockchain tuy nhiên sẽ gây ít lo ngại hơn về bảo mật và an toàn so với những blockchain có phí thấp.

Tại sao Blockchain phải có phí giao dịch?

Tham gia giao dịch trên blockchain, bạn sẽ thấy phí này khi gửi, nạp hoặc rút tiền mã hóa. Phí này tồn tại bởi 2 lý do quan trọng sau: 

– Phí giao dịch sẽ làm giảm lượng spam lệnh giao dịch trên các mạng blockchain, khiến cho các cuộc tấn công spam có quy mô lớn sẽ rất tốn kém để thực hiện.

– Phí giao dịch này được xem là động lực chính để người dùng trở thành người xác thực giao dịch, vì phí này là một phần của phần thưởng cho việc hỗ trợ mạng blockchain hoạt động và phát triển.

Cách tính phí giao dịch trên Blockchain

Chi phí giao dịch sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại Cryptocurrency và mạng bạn đang sử dụng để giao dịch. Vậy nên dưới đây là một số phí giao dịch phổ biến mà bạn cần quan tâm đến.

Phí giao dịch Bitcoin

Bitcoin là mạng blockchain đầu tiên trên thế giới, tạo ra tiêu chuẩn về mức phí giao dịch cho nhiều loại tiền mã hoá khác. Trên Bitcoin Blockchain, các thợ đào sẽ nhận được phí giao dịch qua quá trình xác thực giao dịch để tạo ra block mới trong mạng. Tập hợp các giao dịch mà chưa được xác nhận được gọi là mempool (viết tắt của memory pool). Các thợ đào sẽ ưu tiên các giao dịch gửi BTC từ mempool nếu người dùng trả phí hợp lý.

Một số ví sẽ cho phép người sử dụng đặt phí giao dịch theo cách thủ công. Tức là người dùng có thể gửi BTC đi với phí giao dịch bằng không, nhưng các thợ đào rất có thể sẽ bỏ qua các giao dịch này và chúng sẽ không được xác thực. Phí giao dịch Bitcoin phụ thuộc vào kích thước giao dịch (tính bằng byte) chứ không phụ thuộc vào số tiền được gửi đi.

Khi lưu lượng truy cập vào mạng tăng cao và nhu cầu cầu gửi BTC từ người dùng lớn. Phí giao dịch tối thiểu cần cho việc xác thực cũng có thể sẽ tăng lên. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình thị trường có những biến động mạnh. Do đó, phí cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến BTC khó được dùng để thanh toán trong hoạt động hàng ngày.

Phí giao dịch Ethereum

Trong Ethereum Blockchain, phí giao dịch được đo bằng công suất điện toán cần thiết để xử lý một giao dịch. Hay còn được gọi là gas, phí này biến động theo giá thị trường vì được tính bằng native token của mạng là ETH.

Trong khi lượng Gas cần thiết cho một giao dịch ít khi bị thay đổi, thì với giá Gas có thể tăng hoặc giảm. Giá Gas này sẽ có liên quan trực tiếp đến lưu lượng mạng. Nếu bạn trả giá Gas cao hơn, các Miner có thể sẽ ưu tiên cho các giao dịch này của bạn.

Khi Ethereum tiến tới việc áp dụng thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof of Stake), người dùng có thể kỳ vọng về việc phí Gas sẽ giảm. Thực tế, lượng Gas cần thiết để xác nhận cho giao dịch sẽ thấp hơn vì mạng đã được cải tiến sẽ chỉ cần một phần nhỏ sức mạnh điện toán để có thể xác thực giao dịch so với trước đây. Tuy nhiên, lưu lượng mạng vẫn có thể ảnh hưởng đến phí giao dịch và trình xác thực vẫn sẽ ưu tiên các giao dịch được trả phí cao hơn.

Phí giao dịch Binance Smart Chain (BSC)

Binance Smart Chain (BSC) là một blockchain được xây dựng bởi Binance. BSC cho phép tạo ra các Smart Contract với nhiều tùy chỉnh hơn. Cơ cấu chi phí của BSC không cố định như Binance Chain – một mạng blockchain khác của Binance và chạy song song với BSC. BNB chạy trên Binance Chain là token BEP-2, thì BNB trên BSC là token BEP-20.

Thực tế, hệ thống Gas sử dụng ở đây khá tương tự như của Ethereum. Trong đó, phí giao dịch sẽ được tính bằng sức mạnh điện toán cần thiết để thực hiện các giao dịch hoặc Smart Contract.

Mạng BSC sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake Authority (bằng chứng cổ phần Ủy Quyền). Người dùng của mạng này cần luôn luôn có sẵn BNB để sử dụng và xác thực giao dịch đó. Cơ cấu chi phí BSC rất giống với Ethereum. Người dùng có thể đặt giá Gas cao để có giao dịch của họ được ưu tiên thực hiện khi thêm vào Block.

Lời kết

Phí giao dịch là một phần không thể thiếu trong giao dịch tiền mã hóa. Phí này là một phần trong phần thưởng cho những người dùng đang giúp mạng duy trì hoạt động. Phí cũng cung cấp một lớp bảo vệ chống lại các hành vi gây hại và Spam lệnh giao dịch.

Mong rằng thông qua bài viết trên, các bạn sẽ nắm rõ hơn về phí giao dịch trong Blockchain. Chúc các bạn thành công.

 

bài viết liên quan