Polkadot (DOT) là gì?
Polkadot (DOT) là một nền tảng kết nối nhiều blockchain với nhau, tạo thành mạng lưới đa chuỗi (multi-chain), chúng không đồng nhất (heterogeneous) và có thể mở rộng. Nền tảng này cho phép những blockchain trong này chia sẻ dữ liệu nhằm tạo ra một mạng lưới phi tập chung.
Hay hiểu đơn giản hơn, thì đây là blockchain của nhiều blockchain riêng lẻ – nơi người sử dụng có thể tạo ra nền tảng riêng cho mình. Polkadot (DOT) tập trung phát triển vào 2 vấn đề chính là khả năng tương tác và khả năng mở rộng. Với tầm nhìn trở thành một “Decentralized Web – Mạng phi tập trung” thì dự án đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm đến từ cộng đồng tiền điện tử.
Cấu trúc của Polkadot
Các nhà phát triển xây dựng với ý tưởng gồm một Mainchain (Relay Chain) kết hợp với giải pháp mở rộng Layer 2 (Para Chain) và cầu nối đến các Blockchain khác (Bridges Chain).
Relay Chain
Chuỗi này là nhân tố cốt yếu trong mạng lưới này. Chuỗi này được xây dựng nhằm giúp việc liên kết giữa các Parachain trở nên linh hoạt. Tại đó, Validator sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ và quản trị mạng lưới.
Parachain
Parachain bao gồm các blockchain độc lập có kết nối với Relay Chain để tận dụng tối ưu hiệu ứng của mạng lưới. Hoạt động của Parachain dựa trên kết quả xác thực bởi các Validator được chỉ định. Hay hiểu đơn giản, đây chính là một dạng chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính.
Bridges
Đây là một dạng Parachain đặc biệt của mạng lưới. Bridges sẽ giúp liên kết hệ sinh thái Polkadot với các giao thức blockchain khác. Đây cũng là giải tối ưu chi phí cho những dự án không yêu cầu phải liên tục liên tục với chuỗi chính.
Parathread
Đây cũng giống như các parachain, nhưng các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp giúp cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực tiết kiệm chi phí.
Polkadot giải quyết vấn đề gì?
Tốc độ xử lý giao dịch
Với cấu trúc Parachain, Polkadot có thể xử lý đến 1000 giao dịch một giây, con số này gấp 10 lần so với tốc độ trên Ethereum.
Quy mô
Với việc kết nối nhiều mạng blockchain lại với nhau, từ đó sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng mạng lưới trong tương lai.
Độ tin cậy của mạng lưới mới
Với mạng lưới mới, thật khó để xây được công đồng lớn cũng như huy động niềm tin từ các bên tham gia. Polkadot xử lý vấn đề trên nhờ việc nguồn lực đến từ nhiều chuỗi bằng cơ chế Relay Chain.
Những điểm đặc biệt của Polkadot
Sự linh hoạt trong việc tương tác
Polkadot giúp kết nối liên chuỗi trở nên đa dạng từ dữ liệu, tài sản hay token. Polkadot hỗ trợ xử lý giao dịch trên các chuỗi blockchain song song nhau qua đó sẽ giải quyết các vấn đề quy mô hiện tại trên Ethereum.
Framework Substrate
Substrate sẽ giúp người dùng dễ tạo ra chuỗi blockchain mới chỉ trong vòng vài phút
Nâng cấp không cần Fork
Polkadot sẽ không cần phải tiến hành hard fork như nhiều mạng lưới truyền thống khác khi tích hợp tính năng mới hoặc triển khai sửa lỗi.
Bảo mật
Các mạng lưới sẽ độc lập về mặt quản trị, song tính bảo mật vẫn sẽ luôn luôn được đảm bảo toàn diện. Khi mà nhược điểm của PoW và PoS là cần có một cộng đồng đủ lớn để đảm bảo tính bảo mật. Những điều này khá khó với các dự án nhỏ và mới. Chính vì vậy Polkadot sẽ đứng ra đảm nhận việc làm điểm liên kết, để các chuỗi nhỏ có thể vận hành an toàn ngay từ đầu.
Quản trị phân quyền
Mỗi cá nhân tham gia vào mạng lưới đều có tiếng nói và đều có thể tham gia đóng góp vào hệ thống
Thông tin về Token DOT
Token DOT chính là đồng tiền nội bộ của mạng lưới Polkadot.
DOT Key Metrics
- Tên: Polkadot
- Mã thông báo: DOT
- Blockchain: Polkadot (chuẩn token DOT)
- Lượng cung lưu thông: 987.579.315 DOT
- Tổng cung: 1,103,303,471 DOT
- Smart Contract (HECO): 0xa2c49cee16a5e5bdefde931107dc1fae9f7773e3
DOT token allocation
- Polkadot Auction: 50%.
- Web3 Foundation: 30%.
- Further Pre-Launch Distributions: 20%.
Token DOT Use Case
- Dùng để quản trị
- Staking để trở thành Validator
- DOT được dùng để kết nối các chuỗi parachain
- Trả phí: hệ thống sẽ charge phí dưới dạng DOT khi các parachain giao tiếp và truyền dữ liệu với nhau
Mua token DOT trên sàn nào?
Hiện tại người dùng có thể mua DOT trên các sàn truyền thống hoặc phi tập trung như Binance, Huobi Global, Kucoin, PancakeSwap…
Hệ sinh thái của Polkadot
Những nhân tố chính trong hệ sinh thái Polkadot
- Nominators (người đề cử) : Đây chính là những người chịu trách nhiệm bảo vệ cho Relay chain bằng cách chọn ra những người xác nhận đáng tin cậy. Để trở thành Nominators, bạn sẽ phải stake DOT token.
- Validators: Sau khi được người đề cử chọn, người xác nhận có nhiệm vụ xác thực các bằng chứng từ những người đề cử và thông qua cơ chế đồng thuận với những người xác nhận khác.
- Collators: Collators sẽ có nhiệm vụ thu thập các giao dịch trên Parachain, sau đó tạo ra các bằng chứng chuyển đổi trạng thái cho người xác thực trên Relay chain. Collators có thể được hình thành từ một fishermen.
- Fishermen: Đây là người chịu trách nhiệm cho việc giám sát và báo cáo những hành vi xấu của người dùng trong mạng lưới cho người xác thực biết.
Ưu và nhược điểm của hệ sinh thái Polkadot
Ưu điểm
- Có khả năng xử lý nhiều giao dịch cùng lúc
- Khả năng chuyên môn hoá cao cho từng trường hợp giao dịch
- Tương tác, chia sẻ và chuyển đổi thông tin xuyên chuỗi
- Tính thích ứng cao, dễ dàng cho việc nâng cấp
- Tốc độ kết nối nhanh và bảo mật tốt nhờ Subtrate
- Các ứng dụng rất đa dạng: trò chơi, tài chính, nhận dạng kỹ thuật số, mạng xã hội,..
Nhược điểm
- Tính năng Sharding có thể giúp tăng khả năng mở rộng nhưng đổi lại sẽ giảm đi yếu tố bảo mật
- Tiềm ẩn các rủi ro, tổn thất nặng nề nếu bị xâm phạm
Team
Những tên tuổi đứng đằng sau sự thành công của dự án Polkadot gồm có các thành phần như:
Jutta Steiner
Bà hiện từng làm Co-Founder và CEO của Parity Technologies. Trước khi bắt đầu làm dự án Polkadot, Jutta Steiner là Giám đốc Kiểm toán An ninh và Tích hợp của dự án Ethereum.
Gavin Wood
Ông là người đồng sáng lập Parity Technologies, người phát minh ra Polkadot. Ông là chủ tịch và là người sáng lập của Web3 Foundation. Đồng sáng lập Ethereum và cựu CTO của Ethereum Foundation. Trong vai trò CTO của mình, ông đã mã hóa việc triển khai chức năng đầu tiên của nền tảng được phát hành là “POC-1” và là tác giả của “Yellow Paper”, đặc điểm kỹ thuật chính thức đầu tiên của bất kỳ giao thức blockchain nào. Ông là người đã phát minh ra ngôn ngữ Solidity.
Robert Habermeier
Hiện ông đang là Co-Founder của Polkadot, thành viên của Thiel Fellow – Quỹ đầu tư của “ông trùm thung lũng Silicon” Peter Thiel – người là cha đỡ đầu cho nền tảng mạng xã hội Facebook. Ông cũng đang là Co-Founder của Parity Technologies.
Peter Czaban
Peter từng là cựu co-founder và Council Member của Web3 Foundation. Cựu Co-Founder của Polka Network. Cựu kỹ sư phần mềm của Parity Technologies.
Ngoài những cá nhân trên, còn có các tổ chức phía sau của dự án như là Parity Technologies và Web3 Foundation. Cũng như các nhà đầu tư lớn như Kosmos Capital, zk Capital, KR1, BlockAsset Ventures.
Roadmap
- Tháng 07/2020: Triển khai Mainnet thành công.
- Tháng 12/2020: Triển khai testnet của Parachain Rococo V2
Trong thời gian tớ đội ngũ sẽ có các hoạt động đáng chú ý sau:
- Triển khai cơ chế PoA (Proof-of-Authority)
- Triển khai NPoS (Nominated Proof-of-Stake)
- Hỗ trợ việc chuyển tiền và số dư Polkadot
- Triển khai toàn bộ các tính năng của Relay Chain
Lời kết
Tại thời điểm viết bài, Polkadot hiện đang có thứ hạng trên CoinMarketCap là 11, với vốn hóa thị trường lên đến 20.196.544.052 USD. Polkadot không định trở thành Ethereum Killer mà thay vào đó là trở thành đối tác hỗ trợ cho các nền tảng blockchain khác.
Coinviet hy vọng những thông tin về Polkadot (DOT) trong bài viết hữu ích cho bạn. Đây là bài viết mang tính chất chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Chúc các bạn thành công!