• About
  • FAQ
Thứ Tư, Tháng Hai 1, 2023
CoinViet
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức coin
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức NFT
  • Kiến thức người mới
    • Sàn giao dịch
    • Thuật ngữ Crypto
  • Kiến thức chuyên sâu
    • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop
  • Home
  • Tin tức coin
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức NFT
  • Kiến thức người mới
    • Sàn giao dịch
    • Thuật ngữ Crypto
  • Kiến thức chuyên sâu
    • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop
No Result
View All Result
CoinViet
No Result
View All Result
Home Kiến thức người mới

Ripple (XRP) là gì? Ưu nhược điểm của đồng XRP

Ripple (XRP) từng là đồng tiền điện tử có vốn hoá đứng thứ 3 trên thị trường Crypto. khi ấy đồng tiền này chỉ đứng sau Bitcoin và Ethereum.

Ripple (XRP) là gì? Ưu nhược điểm của đồng XRP
192
SHARES
1.5k
VIEWS
Share on TelegramShare on TwitterShare on Facebook
  • 1 Ripple là gì?
  • 2 Lịch sử đồng Ripple (XRP)
  • 3 XRP Ledger (XRPL)
  • 4 Các sản phẩm chính của Ripple
    • 4.1 RippleNet
    • 4.2 xRapid
    • 4.3 xCurrent
    • 4.4 xVia
  • 5 XRP là gì?
  • 6 Ưu điểm của XRP
  • 7 Nhược điểm của XRP
  • 8 Thông tin cơ bản về đồng XRP
  • 9 XRP Token Allocation
  • 10 XRP Use Case
    • 10.1 Cross-Currency
    • 10.2 Reserve requirement
    • 10.3 Fees
  • 11 Ví lưu trữ XRP
  • 12 Sàn giao dịch XRP
  • 13 Lời kết

Ripple là gì?

Ripple Labs hay Ripple là công ty cung cấp giải pháp thanh toán xuyên biên giới với tốc độ cực nhanh, gần như ngay lập tức, đáng tin cậy đến các tổ chức tài chính và các ngân hàng.

Lịch sử đồng Ripple (XRP)

  • Năm 2004, Ryan Fugger bắt đầu nhen nhóm ý tưởng đầu tiên về Ripple.
  • Năm 2005, hệ thống sơ khai này đi vào hoạt động đầu tiên và cung cấp một giải pháp an toàn đến hệ thống thanh toán toàn cầu.
  • Sau đó, Fugger bắt đầu bàn giao và kết hợp cùng với Jed McCaleb (hiện ông đang là CEO của Ripple) và Chris Larsen vào năm 2012. Cả ba người cùng bắt tay thành lập công ty công nghệ mang tên OpenCoin tại Hoa Kỳ.
  • Đến năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs và tới năm 2015 cái tên Ripple chính thức được ra đời sau khi Ripple Labs đổi tên. Kể từ khi đổi tên, nền tảng này tập trung vào giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

XRP Ledger (XRPL)

XRP Ledger chính là sổ cái phi tập trung dựa trên mạng lưới các máy chủ ngang hàng. Sổ cái này được tạo ra vào năm 2011 bởi Jed McCaleb, Arthur Britio và David Schwartz. Khác với Bitcoin, XRPL sử dụng thuật toán đồng thuận có tên là Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA).

Các sản phẩm chính của Ripple

RippleNet

RippleNet là sản phẩm độc quyền từ Ripple và được xây dựng trên nền tảng XRP Ledger. Từ RippleNet có 3 sản phẩm được phát triển chính là: xRapid, xCurrent và xVia. Những sản phẩm này được thiết kế như một giải pháp thanh toán hỗ trợ tới các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

xRapid

xRapid là một giải pháp thanh khoản theo yêu cầu, trong đó XRP được dùng như một loại tiền tệ cầu nối trên toàn cầu cho các cặp tiền tệ fiat. xRapid dựa vào XRP Ledger nên thời gian xác nhận nhanh hơn. Cũng như phí sẽ thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống khác.

xCurrent

xCurrent là một giải pháp được thiết kế hướng tới việc cung cấp quyết toán tức thời và theo dõi các thanh toán xuyên biên giới giữa các thành viên của RippleNet. xCurrent được xây dựng xung quanh giao thức ILP (Interledger Protocol), được thiết kế bởi Ripple. Nó như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau lại. xCurrent không dựa trên XRP Ledger như xRapid và không sử dụng đồng tiền điện tử XRP theo mặc định. 

Thành phần xCurrent gồm có :

  • Messenger: Nhiệm vụ là cung cấp giao tiếp ngang hàng giữa các tổ chức tài chính của RippleNet.
  • Validator: đây là trình xác nhận được sử dụng để xác nhận sự thành công hay thất bại của một giao dịch, ngoài ra để phối hợp trong việc chuyển tiền trên Interledger. Các tổ chức tài chính có thể chạy validator của riêng mình hoặc thông qua validator của bên thứ ba.
  • ILP Ledger: Interledger Protocol được triển khai tới các sổ cái ngân hàng hiện có từ đó tạo ra ILP Ledger. ILP Ledger hoạt động như một sổ cái phụ với mục đích để theo dõi các khoản tín dụng, ghi nợ và thanh khoản giữa các bên giao dịch.
  • FX Ticker: mục đích của FX ticker là sử dụng để xác định các tỷ giá hối đoái giữa các bên giao dịch.

Mặc dù xCurrent được thiết kế chủ yếu cho các loại tiền tệ fiat những nó cũng có hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử.

xVia

Xvia là giao diện người dùng được thiết kế với mục đích hỗ trợ người dùng sử dụng xRapin và xCurrent dễ dàng hơn. Thông qua tích hợp API, xVia cung cấp kết nối cho các tổ chức tài chính sử dụng các sản phẩm của công ty cũng như theo dõi thanh toán và tạo hóa đơn.

XRP là gì?

XRP là đồng token chính thức hoạt động trong XRP. Lượng token được pre-mined vào năm 2011 là 100 tỷ token. Đến năm 2012, Jed McCaleb, Arthur Britio và David Schwartz quyết định tặng công ty OpenCoin 80% lượng token.

Ưu điểm của XRP

  • Không xảy ra lạm phát
  • Hợp tác với nhiều ngân hàng giúp giá trị của XRP tăng cao
  • Do Ripple được nhiều ngân hàng tin tưởng hợp tác nên XRP không chịu nhiều quy định kiểm tra như các đồng tiền khác.
  • Có thể swap thành bất kì loại tiền tệ hoặc tài sản có giá trị với một mức phí chênh lệch tối thiểu

Nhược điểm của XRP

  • Mang tính trung lập cao: do các đồng coin có sẵn, họ có thể quyết định khi nào và bao nhiêu đồng được phát hành hoặc không phát hành. Chưa kể việc kết hợp với nhiều ngân hàng khiến XRP đi ngược lại với bản chất của tiền điện tử.
  • Phụ thuộc vào sự chấp thuận của các ngân hàng và tổ chức tài chính.
  • Vì là mã nguồn mở nên khả năng bị hack sẽ khá cao nếu code bị hacker truy cập thành công.

Thông tin cơ bản về đồng XRP

  • Mã thông báo: XRP
  • Blockchain: XRP Ledger
  • Consensus: XRP Ledger Consensus Protocol
  • Loại token: Utility Token
  • Avg. Block time: 4 giây
  • Smart Contract (BEP20): 0x1d2f0da169ceb9fc7b3144628db156f3f6c60dbe
  • Tổng cung tối đa: 100,000,000,000 XRP
  • Tổng cung: 99,989,656,524 XRP
  • Lượng cung lưu thông: 48.121.609.012 XRP

XRP Token Allocation

Với tổng cung tối đa là 100 tỷ token, Ripple Labs nắm giữ 80% và 20% còn lại sẽ thuộc về các founders.

XRP Use Case

Cross-Currency

XRP đươc dùng làm tiền tệ trung gian trong giải pháp ODL (On-Demand Liquidity) của Ripple.

Reserve requirement

Để có thể chuyển tiền, người dùng sẽ cần phải nắm giữ một số lượng token nhất định (20XRP). Điều này giúp hạn chế tình trạng spam của Ripple.

Fees

XRP được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới của XRPL. Các Validator sẽ không nhận được phí giao dịch như trong các Blockchain khác mà phí đó sẽ được đốt, loại bỏ ra nguồn cung của XRP.

Ví lưu trữ XRP

Hiện tại, có rất nhiều loại ví hỗ trợ lưu trữ token. Bạn có thể chọn 1 trong các ví sau:

  • Ví cứng: Ledger Nano S, Trezor (Model T)
  • Ứng dụng: Ví Coinbase, Trust Wallet, Atomic Wallet…

Sàn giao dịch XRP

Sau 7 năm ra đời và phát triển, token này được hỗ trợ mua bán trên 48 sàn giao dịch lớn nhỏ khác nhau. Sàn giao dịch được tin dùng và giao dịch nhiều nhất là Upbit.

Lời kết

Tại thời điểm viết bài, XRP hiện đang có thứ hạng trên CoinMarketCap là 6, với vốn hóa thị trường lên đến 39.741.431.090 USD. Ripple (XRP) là cái tên đem lại nhiều cảm xúc cho các nhà đầu tư tiền điện tử từ cuối năm 2017. Từ đỉnh cao cho đến cú chia 12 thần thánh.

CoinViet hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ hơn vì sao XRP lại có vốn hoá lớn đến mức như vậy trong thị trường Crypto. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực này.

Tags: cryptoRippleTokenXRP
ShareTweet48Share77
Previous Post

Polkadot (DOT) là gì? Hệ sinh thái sẵn sàng thay thế Ethereum

Next Post

625 triệu đô chảy về ví hacker tấn công mạng Ronin, nhưng việc rút tiền không dễ dàng như vậy

DxPhong

DxPhong

Related Posts

Decentralized Social là gì? Blockchain Layer 1 tập trung vào hệ sinh thái mạng xã hội

Decentralized Social là gì? Blockchain Layer 1 tập trung vào hệ sinh thái mạng xã hội

by NoS
16 Tháng Một, 2023
0

Tổng quan về dự án Decentralized Social là gì Dự án Decentralized Social (được gọi là DeSo) là một dự...

Nostra Finance là gì? Nền tảng cho vay, cho vay được xây dựng trên StarkNet

Nostra Finance là gì? Nền tảng cho vay, cho vay được xây dựng trên StarkNet

by NoS
11 Tháng Một, 2023
0

Tổng quan về dự án Nostr Finance là gì Nostra Finance là nền tảng cho vay, cho vay và thanh...

Deepwaters là gì? Hướng dẫn tham gia trải nghiệm và Testnet dự án

Deepwaters là gì? Hướng dẫn tham gia trải nghiệm và Testnet dự án

by NoS
11 Tháng Một, 2023
0

Tổng quan về dự án Deepwaters là gì Dự án Deepwaters là một nền tảng giao dịch được đầu tư...

StarkEx là gì? công cụ có khả năng mở rộng layer 2 trên StarkWare

StarkEx là gì? công cụ có khả năng mở rộng layer 2 trên StarkWare

by NoS
5 Tháng Một, 2023
0

Tổng quan về dự án StarkEx là gì StarkEx là một công cụ lớp 2 có thể mở rộng, sử...

Nexon là gì? Tổng quan về dự án và token NXN

Nexon là gì? Tổng quan về dự án và token NXN

by Bánh Mỳ Không
30 Tháng Mười Hai, 2022
0

Nexon là gì? Nexon là một giao thức phi tập trung được thiết kế ban đầu giúp người dùng có...

NFT3 là gì? Mạng lưới nhận dạng danh tính hợp nhất đầu tiên trên Web3 có gì đặc biệt

NFT3 là gì? Mạng lưới nhận dạng danh tính hợp nhất đầu tiên trên Web3 có gì đặc biệt

by Bánh Mỳ Không
30 Tháng Mười Hai, 2022
0

NFT3 là gì?  NFT3 là một giải pháp xác thực danh tính phi tập trung (DID). NFT3 cho phép người...

Unlockd là gì? Tổng quan về dự án và bộ sưu tập The Lockeys

Unlockd là gì? Tổng quan về dự án và bộ sưu tập The Lockeys

by Bánh Mỳ Không
30 Tháng Mười Hai, 2022
0

Unlockd là gì? Unlockd là một giao thức cho phép người dùng thế chấp các NFT để vay ra các...

Rocifi Protocol là gì? Tổng quan về dự án được hỗ trợ bởi AAVE

Rocifi Protocol là gì? Tổng quan về dự án được hỗ trợ bởi AAVE

by Bánh Mỳ Không
28 Tháng Mười Hai, 2022
0

Rocifi Protocol là gì? RociFi là một nền tảng tín dụng phi tập trung sẽ tính toán điểm tín dụng...

Cetus – CET token là gì? AMM DEX xây dựng trên Aptos và SUI

Cetus – CET token là gì? AMM DEX xây dựng trên Aptos và SUI

by NoS
28 Tháng Mười Hai, 2022
0

Tổng quan về thị trường Aptos là một blockchain lớp 1 mới đầy tiềm năng và tham vọng, các dự...

Zoomex là gì? Sàn giao dịch tích hợp CEX và DEX

Zoomex là gì? Sàn giao dịch tích hợp CEX và DEX

by NoS
28 Tháng Mười Hai, 2022
0

Tổng quan về dự án Zoomex là gì Được thành lập vào năm 2021 và có trụ sở tại Singapore,...

Load More
Please login to join discussion

Bài viết mới

  • Founder 3AC, Zhu và Davies, huy động 25 triệu đô la để xây dựng sàn giao dịch tiền điện tử mới GTX
  • Decentralized Social là gì? Blockchain Layer 1 tập trung vào hệ sinh thái mạng xã hội
  • Danksharding là gì? Một thiết kế sharding thực hiện khái niệm phí thị trường hợp nhất
  • Phân tích Polygon (matic): Đừng ngủ quên trong lĩnh vực gameFi
  • Ethereum đạt mức cao nhất trong mười tuần và quay lại mức giảm phát

CoinViet Insights - Cập nhật tin tức thị trường Crypto 247, kiến thức crypto tổng quan, bài viết chuyên sâu.

Categories

  • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop
  • Kiến thức chuyên sâu
  • Kiến thức người mới
  • Quỹ đầu tư
  • Sàn giao dịch
  • Thuật ngữ Crypto
  • Tin tức Altcoin
  • Tin tức Bitcoin
  • Tin tức coin
  • Tin tức Defi
  • Tin tức Ethereum
  • Tin tức NFT

Tags

Altcoin Binance Bitcoin blockchain BTC CBDC Celsius coin Coinbase crypto Crypto Analytics Cryptocurrency Defi DEX Elon Musk ETH Ethereum Exchange FTX Fund Raising Hack Layer 2 Lending Luna Meta Metaverse Mining NFT NFT Marketplace OpenSea Polygon Regulation Sam Bankman-Fried SEC solana Stablecoin Terra The Merge tiền điện tử Token Twitter USDC USDT UST Web3

Newsletter

© 2022 CoinViet - Mind Ventures.  Contact: business@mindventures.vc

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức coin
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức NFT
  • Kiến thức người mới
    • Sàn giao dịch
    • Thuật ngữ Crypto
  • Kiến thức chuyên sâu
    • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop

© 2022 CoinViet.