Trending

Ethereum Classic (ETC) là gì?

Ethereum Classic (ETC) được biết đến là một nền tảng blockchain được phát triển và xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain của Ethereum. Ethereum Classic cho phép người sử dụng xây dựng và dùng các ứng dụng các dApps (ứng dụng phi tập trung).

Ban đầu Ethereum và Ethereum Classic hoàn toàn giống nhau. Nhưng sau khi phiên bản Hard Fork lần 2 diễn ra, 2 blockchain này đã hoàn toàn bị phân tách và hoạt động riêng lẻ. Mục đích của việc Hard Fork là nhằm đến việc hoàn trả số tiền trong quỹ DAO đã bị đánh cắp của các nhà đầu tư

Lịch sử ra đời của Ethereum Classic (ETC)

Vào khoảng trước tháng 07 năm 2016, Ethereum là blockchain duy nhất, chưa có sự phân tách. Tuy nhiên, khi tung ra Smart Contract gây quỹ của dự án DAO thực hiện trên Ethereum, thì nó gặp phải một số vấn đề.

Đây là lỗi đến từ người viết Smart Contract chứ không phải lỗi của Blockchain này. Nhân cơ hội đó, Hacker đã lợi dụng lỗ hổng trong Smart Contract đánh cắp 3.6 triệu Ether (tương đương khoảng 50 triệu đô la thời điểm đó).

Theo quy định của Smart Contract trên nền tảng DAO, số tiền trong ví chỉ có thể sử dụng sau khi bị khóa 28 ngày. Do đó, Hacker không thể sử dụng hết số tiền khổng lồ này ngay lập tức. Để có thể xử lý tình huống cấp bách này, tổ chức Ethereum Foundation đã nhanh chóng quyết định tung ra gói cứu trợ đầy tranh cãi thông qua Carbon Vote. Đó là họ muốn thay đổi mã lệnh trên Blockchain để thu hồi số tài sản quỹ bị đánh cắp bằng một bản Hard Fork.

Vào ngày 20/07/2016, cuối cùng sau nhiều cuộc tranh cãi và phản đối, hai chuỗi Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC) chính thức được tách ra hoạt động riêng lẻ và phát triển cho đến bây giờ. Đợt Hard Fork này đã giúp Ethereum lấy lại số tiền nhưng không thể gắn kết hai chuỗi này trở lại là một Blockchain như ban đầu.

Đặc điểm cốt lõi của Ethereum Classic (ETC)

Ethereum Classic (ETC) hoạt động thông qua Blockchain và các Smart Contract, có các điều kiện quy định được thực hiện tự động khi giao dịch được tiến hành.

Người tham gia vào mạng lưới Blockchain có quyền tham gia trao đổi ETC với nhau hoặc lưu trữ ETC trong ví của họ. Người dùng có thể tham gia Node để nhận được phần thưởng khi thực hiện các phép tính trong khi kiểm tra giao dịch.

Phí Gas là cơ chế bên trong của việc định giá mỗi giao dịch. Chúng nhằm ngăn chặn thư rác bên trong mạng lưới và phân bổ các nguồn lực tương ứng với ưu đãi được cung cấp bởi yêu cầu.

Sự khác biệt giữa ETH vs ETC

Ethereum Classic (ETC) có chung mục đích với Ethereum là cho phép người dùng xây dựng và sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dapps). Tuy nhiên, hướng đi của 2 nền tảng này là hoàn toàn khác nhau.

  • Ethereum Classic (ETC) sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề bảo mật và khả năng sử dụng.
  • Ethereum (ETH) sẽ lại tập trung nhiều hơn vào mặt hiệu suất và khả năng mở rộng.

Thông tin về ETC token

Key metrics ETC

  • Tên: Ethereum Classic Token
  • Mã thông báo: ETC.
  • Blockchain: Ethereum Classic.
  • Cơ chế đồng thuận: Proof of Work.
  • Loại token: Coin, Mineable.
  • Tổng cung: 210,700,000 ETC.
  • Lượng cung lưu hành: 134.255.500 ETC.

ETC token Allocation

Tương tự như Bitcoin sau sự kiện hard fork, người nắm giữ BTC trong ví sẽ sở hữu cả BTC và BCH. Đối với ETC, trên thị trường trước khi hard fork xảy ra đang có hơn 82 triệu Ether lưu hành. Trong đó: 

  • 72 triệu ETH được đội ngũ phát triển pre-mine cho ICO
  • Hơn 10 triệu ETH đã được đào thành công từ 2014 cho đến ngày hard fork

Như vậy, sau sự kiện hard fork ngày 20/7/2016, số lượng ETC có trên thị trường là hơn 82 triệu token ETC. 

Đến tháng 3 năm 2017, sau sự kiện DAO Fork, cộng đồng Ethereum Classic đã thống nhất chính sách tiền tệ mới như Bitcoin. Họ đã giới hạn số lượng ETC có trên thị trường và đưa ra lịch trình giảm phần thưởng khai thác. Theo đó, giới hạn nguồn cung là 210,700,000 ETC và sử dụng cơ chế Proof of Work (PoW).

Lịch trình giảm phần thưởng khai thác

ETC Token Use Case

  • ETC được sử dụng làm phí gas, có tính năng tương tự như ETH trên Ethereum
  • ETC sử dụng làm phần thưởng cho thợ đào

Mua bán ETC ở đâu?

Hiện tại bạn có thể giao dịch ETC tại các sàn giao dịch niêm yết đồng tiền này như Binance, Coinbase Exchange, Kraken, Houbi Global, Hotbit,…

Lưu trữ ETC ở đâu?

Bạn có thể sử dụng một số loại ví lưu trữ sau như Ledger, Trezor, Coin98 Wallet, Coinbase Wallet, Trust Wallet, Metamask, MyEtherWallet,..

Hệ sinh thái của Ethereum Classic

Sau nhiều năm phát triển, hệ sinh thái của Ethereum Classic hiện nay đã được mở rộng với nhiều mảng và nhiều dự án khác nhau. Một số cái tên nổi bật như:

  • DApp và Protocol: ETCPunks, Arena Racing, Aqua Bank, OriginalMy, Token Bridge, Gitcoin, Celcius Network,…
  • Sàn giao dịch: Binance, Bitfinex, Huobi,….
  • Ví lưu trữ: Metamask, MyEtherWallet, Trezor, Ledger,…

Nhà phát triển

Ethereum Classic (ETC) trên thực tế là chuỗi kế thừa của Ethereum và người tạo ra đồng tiền này chính là những nhà phát triển ban đầu của dự án Ethereum, Vitalik Buterin và Gavin Wood.

Ethereum Classic ra đời với tư cách là mạng không khôi phục chuỗi. Các nhà phát triển tuyên bố rằng không có đội ngũ “chính thức” nào tham gia vào dự án và nói rằng “cộng đồng phát triển toàn cầu của dự án là một “tổ chức mà quyền lực thuộc về những người làm được việc”, không có giấy phép và bất kỳ ai cũng có thể tham gia.”

Lời kết

Tại thời điểm viết bài, thứ hạng hiện tại trên CoinMarketCap của ETC là 30, với vốn hóa thị trường là 5.088.999.250 USD. CoinViet hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm rõ lý do vì sao đồng tiền ETC này ra đời. Chúc các bạn thành công.

bài viết liên quan