Trending

Khủng hoảng thanh khoản là gì?

Khủng hoảng thanh khoản hay tiếng anh còn gọi là Liquidity crisis. Đây là một tình huống trong tài chính đặc trưng bởi hiện tượng thiếu tiền mặt hoặc tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt của hàng loạt doanh nghiệp hoặc định chế tài chính cùng lúc.

Khi khủng hoảng xảy ra, các vấn đề thanh khoản tại các tổ chức cá nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh về nhu cầu và giảm nguồn cung thanh khoản có sẵn nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến vỡ nợ lan rộng và thậm chí là phá sản. 

Diễn biến cuộc “khủng hoảng thanh khoản” thị trường Crypto 2022

Thị trường Crypto đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng thanh khoản cực kỳ lớn, khiến thị trường thì rơi vào cảnh đỏ lửa chưa thấy lối thoát. Thậm chí, có những ông lớn trong thị trường đã phá sản trong cuộc khủng hoảng điên rồ này. Vậy nó bắt đầu từ khi nào?

Sự kiện Terra, LUNA và UST

Phát súng báo hiệu cuộc khủng hoảng chính là sự kiện sụp đổ của LUNA và UST. Chỉ trong vòng một tuần lễ (8/5 – 15/5), UST bị depeg khỏi mốc 1 đô, kéo theo đó giá LUNA bắt đầu giảm mạnh. Và đến khi UST mất peg hoàn toàn, LUNA chìm đắm trong những số 0 thì cuối cùng hệ sinh thái 60 tỷ đô la đã chính thức sụp đổ hoàn toàn chỉ vỏn vẹn trong 1 tuần. 

Sau đó, các nhà đầu tư lớn liên tục thông báo về việc thiệt hại từ sự sụp đổ của LUNA và UST. FUD tràn ngập khiến thị trường biến động mạnh, ngay cả những top coin như BTC, EHT cũng gặp không ít ảnh hưởng từ vụ việc này.

Terra buộc phải ra mắt Terra 2.0 với đồng coin mới là LUNA 2.0, kèm theo điều khoản hoàn trả token cho người dùng nắm giữ đồng LUNA cũ. Các nhà đầu tư tiếp tục xả LUNA nhằm lấy lại vốn, khiến LUNA lại tiếp tục chìm trong khủng hoảng thanh khoản, đến hiện tại, có lẽ LUNA đã phần nào ổn định, nhưng để lấy lại vị thế như xưa thì có lẽ là không bao giờ.

Sự kiện stETH

Khi mà thị trường vẫn còn đang chịu tác động từ sự kiện LUNA thì lại thêm một cái tên khác bị mất peg, đó là stETH.

Alameda và các quỹ lớn được cho là khơi mào vụ việc này, khi họ liên tục “thoát hàng” khiến stETH depeg nghiêm trọng. Và người được chọn hứng chịu toàn bộ cuộc khủng hoảng thanh khoản tiếp theo chính là Celsius.

Khi mà stETH depeg, cặp cho vay ETH/stETH trên AAVE gặp rủi ro, kéo theo ETH sụt giảm. Celsius không còn đủ thanh khoản để người dùng rút, gây ra hoảng loạn trong cộng đồng. Họ đã buộc phải chặn nạp, rút và giao dịch giao dịch của người dùng trước những giao dịch ồ ạt do nhà đầu tư sợ sẽ không thể thanh khoản.

Thời điểm đó, không chỉ giá ETH giảm mà còn BTC, MKR cũng giảm theo, kéo theo thị trường sụp đổ. Bitcoin lao dốc xuống vùng 17k còn ETH thì chỉ còn 3 chữ số.

Các tin xấu và chủ nợ liên tục kéo đến, Celsius buộc phải tìm luật sư để tránh đến trường hợp xấu nhất là phá sản. Sau nhiều ngày tìm cách xử lý, Celsius cuối cùng đã phá sản một cách “lịch sự”, khi họ đã hoàn trả khoản nợ khổng lồ gần 600 triệu đô cho các nền tảng lending mà họ đã vay mượn, trước khi nộp đơn phá sản lên tòa án New York vào ngày 14/7.

Không chỉ dừng lại ở nền tảng lending Celsius, stETH còn khiến nhiều cái tên khác phải chao đảo. Các quỹ đầu tư vào stETH cũng từ đó mà gặp khủng hoảng theo.

Cụ thể là quỹ 3AC, họ sử dụng vòng quay tái vay mượn từ ETH qua Lido để lấy stETH rồi sau đó mang stETH đi vay ngược lại ETH trên các nền tảng Lending AAVE và cứ thế lặp lại để tăng lợi nhuận. Và ngay khi stETH mất peg, họ đã phải bán tháo để nới rộng ngưỡng thanh lý của mình. 

3AC điêu đứng kéo theo các quỹ cho 3AC vay tiền khác bị liên đới như Genesis, BlockFi, Maple Finance,.. buộc họ phải chặn rút tiền từ người dùng.

Cuối cùng, 3AC đã phải thừa nhận việc có thể phá sản và cam kết trả tiền cho các bên liên quan khi stETH depeg quá sâu. Keo theo hàng loạt FUD nợ nần được công bố từ nhiều cái tên lớn, đặc biệt có Voyager, khi con số nợ lên đến 650 triệu đô và không được thanh khoản. Đến ngày 2/7, 3AC đã nộp đơn tuyên bố phá sản, cùng với trước đó là lệnh thanh lý tài sản từ trước đó của toà án Anh.

Các chủ nợ của 3AC sống dở chết dở sau khi 3AC tuyên bố phá sản, BlockFi phải đi vay FTX 400 triệu đô kèm theo điều khoản mua lại công ty. Còn với chủ nợ to nhất của 3AC là Voyager, họ tiếp tục gặp khủng hoảng thanh khoản và buộc phải chặn người dùng nạp, rút và giao dịch để có thời gian tìm khác xử lý. Tuy nhiên, cuối cùng Voyager đã không thể xử lý và theo bước 3AC nộp đơn phá sản lên toà án New York. Tài sản của họ sẽ bị thanh lý như 3AC để hoàn trả khoản nợ.

Lời kết

Trên đây là toàn cảnh cuộc khủng hoảng đã và có thể vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới, khi mà danh sách chủ nợ của những công ty phá sản có những cái tên báo động đỏ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đầu tư sắp tới.

bài viết liên quan