Trending

Proof of Authority (PoA) là gì?

Proof of Authority hay còn được viết tắt PoA, tiếng việt là bằng chứng uỷ quyền, được để xuất vào năm 2017. Đây là cơ chế đồng thuận dựa trên danh tiếng để mang lại một giải pháp thực tế và hiệu quả cho các blockchain.

PoA là thuật toán biến thể từ cơ chế đồng thuận PoS, thuật toán này đề cao giá trị danh tiếng và danh tính của người tham gia, thay vì số lượng token họ nắm giữ như PoS.

Các vấn đề mà Proof of Authority (PoA) giải quyết

Thuật toán PoA này ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của các cơ chế trên blockchain. PoA giúp giải quyết 4 vấn đề chính mà PoS và PoW phải đổi mặt trước đó:

  • Năng lượng sử dụng ít tốn kém nhờ việc không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực tính toán cũng như thiết bị chuyên dụng
  • Độ bảo mật được đưa lên tuyệt đối: Việc sử dụng xác minh danh tính của các Validator giúp cho mạng lưới loại bớt được các node xấu phá hoại hệ thống.
  • Tốc độ giao dịch nhanh cũng như khả năng mở rộng mạng tốt nhờ việc hoạt động dựa trên số lượng Validator có giới hạn.
  • Cung cấp động lực tài chính mạnh mẽ hơn cho các validator hoạt động trong mạng

Ưu điểm của Proof of Authority (PoA)

  • Tốc độ giao dịch nhanh chóng nhờ việc tạo khối nhanh (khoảng 5s)
  • Chi phí giao dịch thấp
  • Tính bảo mật cao

Nhược điểm của Proof of Authority (PoA)

  • Khả năng phi tập trung của mạng lưới sử dụng PoA là rất thấp bởi có ít validator node
  • Validator dễ bị thao túng bởi danh tính họ được công khai trên mạng lưới.
  • Tính phân cấp thấp bởi việc xác thực khối nằm trong tay một nhóm người nhất định
  • Khả năng người bình thường trở thành người xác thực không cao, bởi độ uy tín của họ không cao như những người có tiếng

Các blockchain sử dụng Proof of Authority (PoA)

Với những ưu điểm trên thì thuật toán PoA được một số blockchain sử dụng như Binance Smart Blockchain, Vechain, PoA Blockchain, HECO, Cronos, Gatechain,..

So sánh PoA với PoW, PoS

PoA là thuật toán ra đời sau, nên nhìn chung, nó được nâng cấp và cải thiện đáng kể các nhược điểm tồn đọng từ 2 thuật toán PoW và PoS. Cụ thể như:

Khả năng bảo mật

PoA chứng minh được rằng khả năng bảo mật của mình là rất ổn định.  Bằng việc các Validator phải chứng minh danh tính cũng như trải qua quá trình thẩm định gắt gao để trở thành Validator khiến cho việc có một nốt xấu trong hệ thống là điều không thể. Đảm bảo được những kết quả xác thực là công tâm, hợp lệ và không chịu sự chi phối, nắm quyền của bất kì ai, đặc biệt là với các blockchain tập trung.

Khả năng mở rộng

Với các vận hành tương tự của PoS thì các Validator cũng sẽ được tuyển chọn ngẫu nhiên trong những người đăng ký. Với số lượng Validator được giới hạn, blockchain sẽ có khản năng mở rộng lớn, khi mà mỗi block chỉ mất khoảng 5s để được tạo thành. Điểm cộng này cũng khiến chi phí giao dịch của những blockchain sử dụng PoA thấp hơn nhiều so với các blockchain sử dụng thuật toán khác.

Hạn chế tiêu hao năng lượng

Khắc phục được điểm yếu của PoW là tiêu tốn quá nhiều năng lượng khi khai thác. PoA làm điều đó thông qua việc giới hạn Validator và cơ chế vận hành lựa chọn ngẫu nhiễn Validator được học hỏi từ PoS.

Đảm bảo sự công bằng và tạo động lực cho các Validator

Khác với PoS thì PoA không lựa chọn các validator dựa trên sự chênh lệch về tài sản. Như vậy, tính công bằng và bình đẳng được tạo ra tốt hơn giữa các Validator. Từ đó, tạo được động lực để tham gia vào hệ thống PoA. Đương nhiên phần thưởng họ nhận sẽ xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

Lời kết

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm về một trong những cơ chế đồng thuận được sử dụng khá nhiều trong blockchain. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đầu tư sắp tới. Chúc các bạn thành công.

bài viết liên quan