Trending

Báo cáo của ngân hàng trung ương cũng cho thấy rằng trong số tất cả các công nghệ khác mà họ xem xét cho các khoản thanh toán xuyên biên giới, Bitcoin là “kém đáng tin cậy nhất” và “vốn dĩ rất đắt tiền và lãng phí”.

Báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu

Báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu có tên “Towards the holy grail of cross-border payments” (Tạm dịch: Hướng tới chén thánh của thanh toán xuyên biên giới) đã xem xét một số lựa chọn thanh toán khác nhau. Trong đó, các khoản thanh toán này, còn được gọi là kiều hối, vẫn chậm, tốn kém và kém hiệu quả.

“Chén thánh của thanh toán xuyên biên giới là một giải pháp cho phép thanh toán xuyên biên giới ngay lập tức, giá rẻ, phổ biến và được giải quyết trong một phương tiện thanh toán an toàn”, báo cáo do Ulrich Bindseil, giám đốc ECB phụ trách chung cho mảng cơ sở hạ tầng thị trường và thanh toán, đồng tác giả cho biết.

Tính đến tháng 3 năm 2022, chi phí gửi tiền ra nước ngoài trung bình trên toàn cầu là 6.09%. Đối với chuyển khoản, chi phí của một giao dịch có thể tăng lên khoảng 20%. Do đó, báo cáo đã cân nhắc một số giải pháp thay thế tiềm năng và xem xét giải pháp nào sẽ cung cấp giải pháp tốt nhất.

Báo cáo cũng chỉ ra một số điểm yếu của Bitcoin, mô tả cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc PoW của nó là “vốn dĩ không hiệu quả” và bản thân đồng tiền này “vốn không ổn định về sức mua của nó.” Hơn nữa, báo cáo này còn coi tiền điện tử như một “phương tiện thanh toán bất hợp pháp toàn cầu”.

Cuối cùng, báo cáo kết luận rằng Bitcoin “không có khả năng trở thành chén thánh của thanh toán xuyên biên giới”, trong khi các stablecoin thậm chí còn “có vấn đề” hơn Bitcoin do hệ thống “vòng lặp kín” và sự phân mảnh của chúng.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về ưu nhược điểm của mọi lựa chọn, báo cáo dài 59 trang của ngân hàng trung ương cuối cùng kết luận rằng CBDC, dưới sự kiểm soát của các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Trung ương Châu Âu, là cách tốt nhất và có khả năng nhất mang lại hiệu quả cho các khoản thanh toán.

Tại sao lại phải tìm kiếm “chén thánh” ngay bây giờ?

Vào năm 2020, hội nghị G20, một diễn đàn liên chính phủ bao gồm 20 nền kinh tế giàu nhất thế giới, đã tuyên bố rằng “cải thiện thanh toán xuyên biên giới” là ưu tiên hàng đầu của nhóm. Ban Ổn định Tài chính (FSB) được giao nhiệm vụ làm việc với Ủy ban Thanh toán và Cơ sở hạ tầng Thị trường (CPMI) để xác định các vấn đề hiện tại trong hệ thống và lập kế hoạch cải tiến.

FSB cho biết: “Thanh toán xuyên biên giới là trọng tâm của hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế”. Tuy nhiên, quy trình thanh toán xuyên biên giới hiện tại đã đang phải đối mặt với bốn thách thức cụ thể: chi phí cao, tốc độ thấp, tiếp cận hạn chế và không đủ minh bạch.”

Nguyên nhân do quy trình này xoay quanh nhiều chi phí và sự kém hiệu quả vốn có của hệ thống ngân hàng truyền thống. Các khoản phí chìm bao gồm chi phí hoạt động, chi phí tuân thủ quy định tài chính, chi phí mạng, chi phí đại lý, chi phí ngoại hối và chi phí thanh khoản, tất cả đều tồn tại trong khuôn khổ mà hệ thống ngân hàng tự tạo ra. Mặc dù quy trình thanh toán xuyên biên giới kém hiệu quả này đã cản trở hệ thống trong nhiều năm nhưng giờ đây các quốc gia/Chính phủ dường như đang có một sự khao khát thực sự để giải quyết vấn đề này một cách trực tiếp và triệt để.

Tóm lại, những bộ óc tò mò giờ đây đã có thể trả lời cho câu hỏi: Điều gì đã thúc đẩy hệ thống tài chính kế thừa đột nhiên ưu tiên giải quyết một vấn đề lâu năm mà họ chính là người chủ trì, và đã không giải quyết được trong nhiều thập kỷ.

 

Theo Beincrypto

Tin tức liên quan

  1. Tác giả “Rich Dad, Poor Dad” Robert Kiyosaki chỉ trích việc tạo ra CBDC
  2. Nghiên cứu của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho thấy CBDC là một điểm cộng cho sự ổn định của ngân hàng thương mại
  3. Đài Loan gia nhập danh sách các quốc gia đang phát triển đồng CBDC
  4. Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương CBDC có thể giết chết tiền điện tử
  5. Ngân hàng trung ương Chile cho biết họ cần thêm thời gian để nghiên cứu về CBDC

bài viết liên quan